
KÌ THỊ, PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VÀ HIV
Kì thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV liên quan nhiều đến định kiến, thái độ tiêu cực và lăng mạ trực tiếp đến những người sống chung với HIV và AIDS. Trong 35% các quốc gia có công bố số liệu, hơn 50% đàn ông và phụ nữ cho biết có những thái độ phân biệt đối xử đến những người phải chung sống hoà bình với HIV.
Hậu quả của sự kì thị và phân biệt đối xử thì rất sâu, rộng. Nhiều người đã bị gia đình, bạn bè, cộng đồng từ bỏ, ngoài ra những người khác đối mặt với sự thiếu thốn, nghèo nàn trong điều trị tại các trung tâm y tế và giáo dục truyền thông, mất đi quyền lợi và ám ảnh tâm lý. Đây là tất cả hạn chế để tiếp cận với xét nghiệm, điều trị và những dịch vụ HIV.
Tổ chức The People Living with HIV Stigma Index cho biết cứ 8 người sống chung với HIV thì có 1 bệnh nhân bị từ chối tại các dịch vụ y tế vì sự kì thị và phân biệt đối xử.
Tại sao có sự kì thị xung quanh HIV/AIDS?
Nỗi sợ hãi xung quanh đại dịch HIV xuất hiện từ năm 1980 phần lớn vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Tại thời điểm đó, có quá ít thông tin về cách mà HIV lây nhiễm, đây là điều làm mọi người lo sợ về căn bệnh sẽ lây lan ra ngoài cộng đồng.
Nỗi sợ này đi kèm với nhiều nguyên nhân khác, nó làm cho rất nhiều người hiểu sai về HIV/AIDS
+ HIV và AIDS gắn liền với cái chết
+ HIV có liên quan đến những hành vi mà nhiều người vẫn chưa chấp nhận (như đồng tính luyến ái, sử dụng ma tuý, mại dâm hay ngoại tình)
+ HIV chỉ lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục, một điều cấm kỵ trong một vài nền văn hoá.
+ Lây nhiễm HIV là kết quả của của một người vô trách nhiệm hoặc một hành vi tội lỗi (như ngoại tình), điều đáng bị trừng phạt.
+ Những thông tin không chính xác về cách lây nhiễm HIV, hệ luỵ của việc này là tạo ra những hành động phi lý và nhận thức sai lầm về các nguy cơ cho cá nhân.
Sự kì thị ảnh hưởng như thế nào đến những người sống chung với HIV
Sự kì thị và phân biệt đối xử những người sống chung với HIV tồn tại ở khắp mọi nơi trên thế giới, chúng biểu lộ dưới nhiều hình thức khác nhau tại các quốc gia, cộng đồng, các tôn giáo và từng cá nhân.
Một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Phụ nữ Quốc tế (ICRW) đã tìm ra những hậu quả của sự kì thị HIV như sau:
+ Mất đi thu nhập và nguồn sinh kế.
+ Mất đi quyền cưới hỏi và sinh con
+ Không được chăm sóc tốt từ các cơ sở y tế
+ Mất hi vọng và luôn cảm thấy vô dụng
+ Mất uy tín
Kì thị HIV và các nhóm dễ tổn thương
Các quần thể dễ tổn thương là những nhóm người bị ảnh hưởng nặng nề bởi HIV và AIDS, bao gồm cộng đồng nam quan hệ tình dục đồng giới (đôi khi được nhắc đến là MSM), những người tiêm chích ma tuý và người hành nghề mại dâm. Kì thị và phân biệt đối xử luôn ảnh hưởng đến những quần thể người này bởi những hành vi của họ không được chấp nhận.
Sự kì thị thay đổi phụ thuộc vào những xu thế chính trong việc lây nhiễm tại mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ. Như vùng hạ sa mạc Sahara- Phi châu, quan hệ tình dục dị tính là xu thế lây nhiễm HIV chính, nghĩa là sự kì thị người nhiễm HIV tại khu vực này chủ yếu tập trung vào ngoại tình và hành nghề mại dâm.
Những người này ngày càng bị cách ly, không chỉ là từ xã hội, mà còn từ những dịch vụ nơi mà họ cần sự bảo vệ khỏi HIV. Một nửa những ca nhiễm mới trên thế giới đến từ các quần thể dễ bị tổn thương kể trên.
Năm 2015, Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) đã ban hành hướng dẫn mới về điều trị HIV, nó phản ánh nhu cầu và vạch ra những rào cản tiếp cận dịch vụ điều trị HIV trong đó có kì thị và phân biệt đối xử
Sự kì thị ảnh hưởng đến việc đối phó với HIV
Tổ chức Y tế thế giới chỉ ra rằng sự kì thị và phân biệt đối xử là nguyên nhân chính lí giải tại sao nhiều người không tự nguyện làm xét nghiệm HIV, không tiết lộ tình trạng nhiễm của mình và sử dụng thuốc kháng virus.
Một nghiên cứu của Sayles và cộng sự (2009) cho thấy những người nhiễm HIV chịu sự kì thị cao gấp 4 lần những người nghèo khi tiếp cận dịch vụ y tế. Điều này góp phần cho việc lan rộng đại dịch HIV trên toàn cầu và gia tăng số người tử vong vì AIDS.
Một sự không sẵn sàng xét nghiệm HIV nghĩa là có thêm nhiều người được chẩn đoán trễ, khi mà virus đang sinh sôi để chuyển sang giai đoạn AIDS. Điều này làm cho việc điều trị giảm hiệu quả, gia tăng khả năng lây truyền HIV sang cho người khác, và làm cho người bệnh chết sớm.
“Đại dịch về nổi sợ, kì thị và phân biệt đối xử đã làm suy giảm khả năng của cá nhân, gia đình và xã hội để bảo vệ họ và cung cấp sự hổ trợ và giải quyết những khó khăn, khủng hoảng. Điều này cản trở không nhỏ đến nổ lực dập tắt dịch bệnh. Nó làm phức tạp hoá những quyết định về xét nghiệm, tiết lộ thông tin, và tăng cường những hành động dự phòng, trong đó bao gồm kế hoạch hoá gia đình.”
Những dạng kì thị và phân biệt đối xử những người sống chung với HIV.
Kì thị người nhiễm HIV có thể dẫn đến sự phân biệt đối xử, ví dụ, một người đang sống chung với HIV bị cấm đi du lịch, sử dụng dịch vụ y tế và tìm kiếm việc làm.
Tự kì thị
Tự kì thị có một ảnh hưởng xấu ngang bằng với sự kì thị từ bên ngoài, nó ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của những người sống chung với HIV. Nỗi sợ về phân biệt đối xử làm người bệnh không còn tự tin tìm kiếm những sự giúp đỡ các cơ sở chăm sóc sức khoẻ.
Tự kì thị và nỗi sợ về những thái độ tiêu cực từ cộng đồng có thể cản trở những nỗ lực nhắm đến đại dịch HIV bởi những bức tường im lặng và ngại ngùng khi nhắc đến tên con virus này.
“Tôi sợ việc truyền căn bệnh quái ác này cho các thành viên trong gia đình tôi đặc biệt là đứa em út, nó còn quá nhỏ. Thật sự kinh khủng nếu em tôi nhiễm bệnh. Tôi nhận thức rằng mình là một con bệnh vì thế tôi không được chạm vào cậu em mình. Tôi chỉ có thể trò chuyện với nó, bây giờ tôi cũng không thể bế nó trên tay mình” Một chia sẻ từ một cô gái Việt Nam.
Kì thị từ Chính phủ
Một quốc gia mà luật, nghị định và chính sách có sự phân biệt đối xử về HIV có thể xa lánh hay ngăn chận những người sống chung với HIV, tăng cường sự kì thị HIV và AIDS.
Năm 2014, 64% các quốc gia báo cáo cho UNAIDS đã có những điều khoản luật pháp bảo vệ những người sống chung với HIV khỏi sự phân biệt đối xử.
Tuy nhiên, hình sự hoá những cộng đồng dễ tổn thương vẫn còn phổ biến ở 60% các nước báo cáo cho UNAIDS, luật pháp, nghị định và chính sách hiện nay còn nhiều trở ngại để cung cấp những biện pháp dự phòng hiệu quả, hổ trợ, chăm sóc, điều trị. Trong năm 2015, có đến 75 quốc gia xem đồng tính luyến ái là một tội ác.
Kì thị từ cơ sở y tế
Những cơ sở y tế có thể hổ trợ đắc lực cho mọi người về sự lây nhiễm và ảnh hưởng của HIV, đồng thời cũng cung cấp những thông tin về dự phòng.
Tuy nhiên, thường thì các cơ sở y tế không bảo mật, kể cả phán xét về tình trạng nhiễm HIV của một cá nhân nào đó, hành vi, định hướng tính dục hay xu hướng tình dục. Những cách nhìn này được kích động bằng sự thiếu hiểu biết về các đường lây truyền HIV trong các cơ sở y tế. Những nghiên cứu của WHO tại Ấn Độ, Nam Dương, Phi Luật Tân và Thái Lan cho biết có 34% nhân viên y tế vi phạm về sự bảo mật.
Sự cản trở này khiến nhiều người không thành thật chia sẻ với nhân viên y tế khi họ đến đang rất cần sự giúp đỡ y tế và họ sợ phải bị phân biệt đối xử nếu họ tiết lộ mình hành nghề mại dâm, quan hệ đồng giới hay tiêm chích ma tuý.
Kì thị khi đi xin việc
Tại nơi làm việc, những người sống chung với HIV có thể bị tổn thương từ sự kì thị của đồng nghiệp, và nhà tuyển dụng, chẳng hạn như họ bị cô lập và nhạo báng, hay những hành động phân biệt đối xử, như là chấm dứt hợp đồng hay từ chối tuyển dụng. Nỗi sợ từ phản ứng tiêu cực của nhà tuyển dụng có thể khiến cho nguời sống chung với HIV lo lắng:
“Nó luôn ám ảnh trong đầu tôi, nếu tôi được nhận công việc, tôi có nên chia sẻ tình trạng HIV của mình cho mọi người? Họ sẽ đối xử với tôi như thế nào? Có thể bạn phải trả giá cho việc đó như mất việc, nó làm bạn không được thoải mái, nó thay đổi nhiều mối quan hệ. Tuy nhiên, bạn cũng gặp khó khăn để giải thích lí do bạn vắng mặt để đi khám bệnh” (Phát biểu từ 1 phụ nữ nhiễm HIV tại Anh)
Một người đang ông đang sống chung với HIV tại Trung Quốc đã đệ đơn kiện lên toà án vào năm 2012 khi ông này bị từ chối công việc giáo viên tại một trường tiểu học khi nhà tuyển dụng biết được tình trạng nhiễm HIV của ứng viên. Vào tháng 1 năm 2013, ông ta đã thắng kiện và nhận được bồi thường. Đó là một áp lực để tháo bỏ những xét nghiệm về sức khoẻ được xem như điều khoản tuyển dụng lao động tại Trung Quốc hiện nay.
Bằng cách giảm kì thị tại nơi làm việc (thông qua giáo dục HIV/AIDS, cung cấp xét nghiệm HIV, hổ trợ chi phí điều trị kháng virus), người lao động sẽ giảm được số lượng ngày nghỉ, và làm việc hiệu quả hơn. Điều này đảm bảo những người đang sống chung với HIV có thể tiếp tục làm việc.
Kì thị từ cộng đồng và gia đình
Kì thị và phân biệt đối xử từ cộng đồng đến những người nhiễm HIV có thể khiến họ phải rời khỏi nhà và thay đổi những hoạt động thường nhật.
Một khảo sát những người Hà Lan đang sống chung với HIV đã chỉ ra rằng những kì thị trong gia đình- như xa lánh, tử tế quá mức, được yêu cầu phải giấu giếm tình trạng của ai đó- những hành động đó làm gia tăng sự căng thẳng. Một nghiên cứu toàn cầu phát hiện 35% những người tham gia sợ hãi sẽ mất đi gia đình và bạn bè nếu họ tiết lộ tình trạng nhiễm HIV của mình.
Kì thị và phân biệt đối xử cũng có những hình thức cụ thể trong các nhóm quần thể như những nhóm dễ bị tổn thương.
Ví dụ, những nghiên cứu được thực hiện trong cộng đồng đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển gới (LGBT) lại có sự phân định rạch ròi giữa những người dương tính và âm tính, nơi mà con người có sự đồng cảm với nhau.
Hạn chế trong việc nhập cư, du lịch và định cư
Vào tháng 9 năm 2015, 35 quốc gia có những quy định luật pháp hạn chế sự nhập cư, định cư, đối với những người đang sống chung với HIV. Lithuania hiện nay là quốc gia đã gỡ bỏ những sự hạn chế này.
Những hạn chế này bao gồm bắt buộc tiết lộ tình trạng HIV của ai đó hay trở thành đối tượng bắt buộc phải xét nghiệm HIV, một điều cần thiết để xét duyệt việc định cư hay trục xuất một cá nhân khi tình trạng HIV của họ bị tiết lộ.
Sự trục xuất đối với những người nhiễm HIV có khả năng đe doạ đến tính mạng của họ nếu họ đang được điều trị HIV và bị trục xuất sang một quộc gia có những hạn chế trong việc cung cấp điều trị. Thêm nữa, những người sống chung với HIV có thể đối diện tình trạng bị trục xuất sang một quốc gia nào đó mà tại đây học có sự phân biệt đối xử hơn- điều này thì đi ngược với luật nhân quyền thế giới.
Chấm dứt kì thị và phân biệt đối xử với người đang sống chung với HIV
Sử dụng những chương trình đặc biệt nhấn mạnh về quyền của những người đang sống chung với HIV như một tài liệu tốt để xoá bỏ sự kì thị. Cũng như tăng cường nhận thức về quyền của họ, những người sống chung với HIV có thể được trao quyền để có những hành động cụ thể nếu họ bị xâm phạm.
Cuối cùng, thông qua những quyền con người về HIV/AIDS là mối quan tâm của xã hội. Sự kì thị làm cản trở mọi người tiếp cận với các dịch vụ xét nghiệm HIV và điều trị, và làm cho HIV lây lan nhanh hơn. Việc gở bỏ những rào cản tiếp cận những dịch vụ này là một chìa khoá để chấm dứt dịch HIV trên toàn cầu.
Một vài ví dụ về những dự án thành công trong việc giảm kì thị HIV và đẩy mạnh những quyền con người của những cá nhân sống chung với HIV được trình bày dưới đây.
Giảm kì thị và phân biệt đối xử trong cán bộ y tế tại Thái Lan.
Năm 2012, một nửa những người đang sống chung hoà bình với HIV bắt đầu tham gia điều trị rất trễ và tải lượng CD xuống dưới 100. Kì thị HIV đã được xác định là một rào cản chủ yếu để những bệnh nhân tiếp cận dịch vụ y tế, và mục tiêu nước này sẽ giảm sự kì thị và phân biệt đối xử còn 50% vào năm 2016.
Bộ Y tế Thái Lan cũng cho biết hơn 80% nhân viên y tế có ít nhất 1 lần có thái độ tiêu cực với HIV, trong khi đó gần 20% biết đồng nghiệp của mình không muốn cung cấp những dịch vụ cho những bệnh nhân HIV hoặc cung cấp dịch vụ kém chất lượng.
Hơn một nửa người được hỏi cho biết có sử dụng găng tay cao su trong những trường hợp không cần thiết khi tương tác với những người sống chung với HIV. 25% những người sống chung với HIV được khảo sát cho biết rằng họ đã lãng tránh việc tìm kiếm các dịch vụ y tế vì sợ bị tiết lộ thông tin hay vì chất lượng điều trị kém, trong khi đó có 1/3 số người được khảo sát bị tiết lộ thông tin khi chưa có sự đồng ý.
Trước những phát hiện này, Bộ Y tế Thái Lan đã phối kết hợp với nhiều ban ngành và tổ chức quốc tế, phát triển những sáng kiến để giảm kì thị trong môi trường lâm sàng và phi lâm sàng.
Những kết quả ban đầu cho thấy sự thay đổi thái độ của nhân viên y tế không chỉ nâng cao sự quan tâm chăm sóc đến người sống chung với HIV mà còn mang lợi ích rộng lớn hơn khi mô hình này được xem là chuẩn mực. Vào năm 2016, chương trình giảm sự kì thị sẽ được triển khai trên toàn quốc bằng nguồn lực tài chính trong nước.
Chấm dứt hình sự hoá truyền nhiễm HIV tại Úc.
Những bộ luật hình sự về không tiết lộ tình trạng HIV, phơi nhiễm và duy trì sự kì thị lây nhiễm và ngăn cản mọi người đến các dịch vụ HIV và đặt trách nhiệm phòng chống HIV hoàn toàn vào người thân của những người sống chung với HIV.
Vào tháng 5 năm 2015, bang Victoria ở Úc đã bải bỏ luật HIV, cụ thể luật hình sự về sự cố tình lây nhiễm cho người khác. Bải bỏ Mục 19A của Luật Hình Sự 1958- hình phạt nặng nhất là 25 năm tù giam, thậm chí là cao hơn với tội ngộ sát (20 năm tù)
Việc gỡ bỏ những bộ luật hình sự về HIV đã được phát triển thông qua sự hợp tác của nhiều bên liên quan, bao gồm luật pháp, y tế công cộng và chuyên gia nhân quyền và các đại diện của những người sống chung với HIV. Nó được xem là một bước tiến quan trọng hướng đến quyền của những người sống chung với HIV.
Tăng cường quyền cho những người sống chung HIV tại Ghana
Mặc dù Hiến Pháp của Ghana bảo vệ tất cả người dân khỏi sự phân biệt đối xử trong công việc, giáo dục, nhà ở và đảm bảo quyền riêng tư, nhưng lại có sự mơ hồ trong cách áp dụng những điều này đối với những người chung sống với HIV và các nhóm dễ tổn thương.
Điều lệ bảo vệ những người sống chung với HIV khỏi phân biệt đối xử trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ, nhưng lại khó thực hiện ở ngoài môi trường y tế. Thêm vào đó, việc quan hệ tình dục đồng giới và mại dâm được xem là phạm pháp, điều này cản trở những người hành nghề mại dâm và MSM tìm kiếm các dịch vụ y tế.
Để vượt qua những trở ngại này, một cơ chế báo cáo bằng trang mạng Internet đã được triển khai vào tháng 12 năm 2013. Những người sống chung với HIV có thể báo cáo trực tiếp với Uỷ ban bằng tin nhắn hoặc thông qua hệ thống báo cáo qua hệ thống mạng, và họ có thể chọn chế độ ẩn danh. Điều này tạo ra một khảo sát kéo theo những tổ chức nhân quyền và luật sư.
Vào tháng 9 năm 2015, 32 trường hợp về phân biệt đối xử đã được ghi chép lại, và 13 trường hợp trong số đó đã được giải quyết. Những than phiền này bao gồm bạo lực, làm tiền và từ chối tuyển dụng, chăm sóc y tế và giáo dục.
Nguồn: Avert.org