10 lưu ý quan trọng để sống khoẻ với HIV

10 lưu ý quan trọng để sống khoẻ với HIV

Đối với hầu hết những người tiếp cận tốt với các dịch vụ chăm sóc y tế và điều trị hiện nay thì việc HIV không chỉ là vấn đề tồn tại mà còn là làm sao để sống khoẻ. Nhưng như thế nào là “sống khoẻ” và những bước cụ thể bạn có thể làm để mạnh khoẻ nhất và có nhiều niềm vui sống hơn ngay cả khi bạn đang nhiễm HIV.

Sau đây chúng tôi xin tóm lược 10 khuyến nghị về cách bạn có thể cải thiện chất lượng cũng như thời gian sống của mình khi có HIV.

1. Tìm kiếm mục đích sống của mình

Làm những gì bạn có cảm hứng. Khám phá lại những năng khiếu của bản thân – hoặc dành thời gian để phát triển khả năng mới của mình. Dành thời gian cho những người khác. Những điều này nằm trong hàng loạt những lời khuyên quan trọng mà chuyên gia sức khoẻ tâm thần của chúng tôi – tiến sỹ David Fawcett, khuyến cáo nhằm giúp các bạn có thể đạt được và duy trì một mức độ kiểm soát bản thân – qua đó giúp cải thiện sức khoẻ bệnh nhân.

Tiến sỹ Fawcett nói rằng cho dù điều đó xảy ra trong ngày có kết quả xét nghiệm hoặc diễn ra một cách từ từ, những người sống chung với HIV thường suy nghĩ lại về bản thân. “Sống có mục đích” sẽ làm cho bạn ít căng thẳng hơn, sức khoẻ tốt hơn và có cảm giác hài lòng với cuộc sống nói chung.

Sốc, mặc cảm và xấu hổ sẽ làm chúng ta mất cân bằng cuộc sống – nhưng điều quan trọng nhất là trong những khó khăn đó bạn tìm ra múc tiêu sống và sự tự tin của chính mình.

2. Bỏ hút thuốc

Nếu bạn hút thuốc, thì không nghi ngờ gì nữa giờ bạn đã nghe và nhìn thấy nhiều lý do và động cơ giục bạn bỏ hút thuốc. Có thể bạn đã thử làm điều này và không thành công; có thể bạn cảm thấy chưa đúng lúc; hoặc có thể bạn cảm thấy việc này không quan trọng, hoặc không thực tế vì cuộc sống của bạn còn có nhiều điều khác quan trọng hơn.

Nếu bạn cảm thấy bất cứ điều nào ở trên, rõ ràng là bạn không cô đơn: khoảng 42 % những người sống cùng với HIV tại nước Mỹ hút thuốc lá, theo một nghiên cứu năm 2013, và tỷ lệ này gấp đôi so với tỷ lệ hút thuốc trong dân số nói chung. Và việc bỏ hút thuốc thường khó hơn đối với những người có HIV.

Nhưng nếu bạn quan tâm tới sức khoẻ của mình (và chắc là bạn quan tâm vì nếu không thì bạn đã không đọc thông tin này), có thể sẽ không có cách nào quan trọng hơn là từ bỏ hút thuốc. Hút thuốc lá làm giảm tuổi thọ của chúng ta nhanh hơn nhiều so với sự phát triển vi rút HIV – và những bạn có HIV dương tính mà hút thuốc thì sẽ có rủi ro bị các bệnh như nhồi máu cơ tim, ung thư phổi và viêm phổi cao hơn nhiều so với những người có HIV nhưng không hút thuốc.

Các kết quả nghiên cứu gần đây, đưa ra các hướng dẫn rõ ràng để người có HIV có thể đi theo – thường với sự hỗ trợ của hệ thống y tế - nhằm giúp họ thành công trên con đường từ bỏ hút thuốc.

Việc hút thuốc lá điện tử (Electronic Cigarette) có thể ít nguy hiểm tới tính mạng hơn so với thuốc lá thông thường, nhưng rõ ràng nó cũng không phải là một lựa chọn thay thể tốt.

3. Lao động

Một blogger của chúng tôi là Matthew Ebert viết vào cuối năm 2015 rằng “ Tôi không biết tại sao, có thể là vì tôi có công việc tôi cảm thấy tôi dường như là không có HIV nữa”.

Một công việc ổn định không chỉ đơn giản là việc đảm bảo tiền thu nhập trong tài khoản. Một công việc đúng nghĩa còn mang ý nghĩa tinh thần nữa: nó giúp bạn tìm được mục đích sống (điều quan trọng mà chúng ta đã nói tới ở phần trên) và có thể rất tốt cho sức khoẻ của bạn.

Có việc làm và HIV đôi khi có thể khó xác định nhất là trong bối cảnh kỳ thị và phân biệt đối xử luôn rình rập chúng ta. Nhưng phân biệt đối xử đối với người có HIV là bất hợp pháp tại Mỹ, và hiện tại có rất nhiều nguồn hỗ trợ và tập huấn nhằm giúp đỡ người có HIV tìm và biết cách giữ việc làm của mình. (Việt Nam cũng có luật chống kì thị với người nhiễm HIV)

4. Ăn uống đủ dinh dưỡng

Chúng ta thường dễ dàng bỏ qua tầm quan trọng của thực phẩm dùng hàng ngày nhằm để giúp cuộc sống chúng ta lành mạnh hơn. Nhưng dinh dưỡng tốt – ăn uống đủ chất và đủ lượng – có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ, bao gồm kiểm soát cân nặng, năng lượng, và có được một hệ thống miễn dịch tốt hơn cũng như từng bộ phận cơ thể khoẻ mạnh hơn (ví dụ như tim và xương). Dinh dưỡng tốt cũng có thể giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm thường hay xảy ra đối những ai có HIV.

Các bác sĩ hàng đầu về HIV thậm chí còn có khuyến cáo riêng về chế độ dinh dưỡng cho người có HIV. Tuy nhiên, họ cũng đồng ý rằng  việc thay đổi chế độ ăn có thể giúp bạn tránh được việc phải dùng thêm thuốc, từ đó có thể tránh được những tác dụng phụ của những thuốc này hoặc  tác dụng phụ khác do các thuốc này tương tác với thuốc HIV.

“Tôi luôn hạnh phúc khi chúng ta có thể giải quyết được một vấn đề sức khoẻ của bệnh nhân bằng cách thay đổi cách ăn uống thay bằng việc phải kê thêm đơn thuốc” Bác sỹ Joanna Eveland nói.

5. Thận trọng trong việc sử dụng thực phẩm chức năng

Nói về việc dùng thuốc, nhiều người cân nhắc đến việc dùng vitamin, khoáng chất hoặc các thực phẩm chức năng khác như là một phần thiết thực trong chế độ dinh dưỡng của họ. Trong một số trường hợp, điều này có thể đúng – nhất là khi các loại thực phẩm này được bác sỹ kê đơn hoặc họ đang điều trị bệnh gì đó do thiếu chất nhưng nếu chỉ thay đổi cách ăn uống hoặc tập luyện hàng ngày không thì chưa đủ. Tuy nhiên, các chuyên gia về thuốc HIV thường cho rằng thực phẩm chức năng không là một ý tưởng tốt và điều quan trọng là bạn phải nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng chúng trong thời gian bạn đang dùng thuốc HIV.

Chắc chắn một điều rằng sử dụng một liều lượng đúng cả vitamin và thực phẩm chức năng có thể bổ sung cho một chế độ ăn lành mạnh và giúp chống lại các tác dụng lâu dài của căn bệnh mãn tính. Nhưng điều quan trọng phải đảm bảo rằng bạn phải mua đúng loại thực phẩm chức năng tin cậy và rằng sử dụng nó phải đáng đồng tiền mồ hôi nước mắt bạn bỏ ra.

Ngoài ra, một loạt các loại thực phẩm chức năng có thể có phản ứng với thuốc HIV. Đây là lý do quan trọng tại sao bạn phải nói chuyện với bác sỹ khi bạn dùng chúng. (Dĩ nhiên, sử dụng thực phẩm chức năng thay cho thuốc HIV không phải là giải pháp; thông thường sẽ có cách để giúp bạn vừa sử dụng thực phẩm chức năng vừa sử dụng thuốc HIV một cách thành công.

6. Kiểm soát căng thẳng

Chúng ta đều biết điều này nói dễ hơn làm. Căng thẳng là một thực tế hàng ngày mà nhiều người chúng ta gặp phải và tổn thương tinh thần thường là điều không tránh khỏi trong cuộc sống của những người có HIV.

Nhưng cho dù vấn đề này là lớn hay nhỏ trong cuộc sống hàng ngày, căng thẳng không chỉ tác động đến tinh thần của bạn mà nó còn tác động đến chất lượng cuộc sống của bạn nữa. Các nghiên cứu chỉ ra rằng căng thẳng có thể tác động đến tải lượng vi rút và số CD4 trong cơ thể người. Chăm sóc sức khoẻ tinh thần – cụ thể là giải quyết vấn đề lo lắng, trầm cảm, tổn thương tinh thần và các thách thức khác thường xảy ra với người có HIV – có thể giúp bạn kiểm soát HIV tốt hơn và giúp cuộc sống của bạn sống động hơn.

Đây là lý do tại tao cần phải dừng lại và nhận thức được những dấu hiệu của căng thẳng và những nguyên nhân có thể gây ra căng thẳng, từng bước giải quyết nó và giảm những ảnh hưởng của nó đối với bạn.

Để có thêm động lực và cảm hứng, bạn nên đọc các câu chuyện của những người có HIV là những người đã đương đầu với vấn đề lo lắng, trầm cảm.

7.  Lưu ý đến bức tranh sức khoẻ rộng lớn hơn

Ngày nay chúng ta thường ít nghe thấy ai đó nói tới câu rằng người A, B nào đó đã chết vì HIV hay rằng người đó đã bị nhiễm trùng cơ hội liên quan đến AIDS. Thay vào đó, khi những người có HIV bị bệnh, thường là những căn bệnh giống như những người không có HIV khác ví dụ như ung thư, các vấn đề về tim mạch, các tổn thương về bộ phận cơ thể như gan, thận hay xương, v.v.

Vẫn còn có nhiều tranh cãi về tác động củ HIV lên các vấn đề sức khoẻ khác (mặc dù các viêm nhiễm liên quan đến HIV dường như đóng một vai trò quan trọng). Nhưng có một câu hỏi nhỏ rằng bằng cách kiểm tra sức khoẻ thường xuyên và chú ý tới các triệu chứng tiềm tàng, bạn có thể vừa phòng tránh được những vấn đề về sức khoẻ, vừa có thể điều trị hiệu quả và đúng lúc nếu vấn đề đó xảy ra.

Hiện có một loạt các khuyến cáo của các chuyên gia cũng như rất nhiều thông tin để bạn học hỏi thêm về những quan tâm về sức khoẻ nhưng không được coi là có liên quan trực tiếp tới HIV

8. Điều đầu tiên hãy yêu thương bản thân

Tất cả chúng ta, bất kể là có HIV hay không, đều xứng đáng được sống trong các mối quan hệ yêu thương và hỗ trợ. Những mối quan hệ không lành mạnh, bạo lực và lạm dụng làm suy giảm chất lượng cuộc sống nhưng một số người lại lo lắng nếu họ từ bỏ mối quan hệ đó họ sẽ không còn kiếm được ai khác.

Những hỗ trợ không có phán xét, đáng tin cậy là vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ và cuộc sống của bạn, cho dù điều đó được tìm kiếm từ một một quan hệ tình cảm lãng mạn, từ gia đình, bạn bè hay từ một nhóm hỗ trợ cộng đồng. Nhưng mối quan hệ đó phải bắt đầu bằng việc phía bên kia chấp nhận rằng bạn xứng đáng với tinh yêu và tôn trọng của họ.

Cũng giống như vậy, tìm hiểu xem bằng cách nào, khi nào và với ai bạn nên chia sẻ về tình trạng dương tính với HIV của mình có thể là một quá trình của cảm xúc giống như ta đi qua một cánh đồng đầy bom mìn nhưng nó đều bắt đầu bằng việc bạn tìm ra sức manh trong chính con người bạn.

9. Phòng tránh và điều trị bênh lây truyền qua đường tình dục (STIs)

Dĩ nhiên HIV là một bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục. Nhưng đây không phải là vấn đề duy nhất mà người có HIV phải lo lắng. Việc bạn có tải lượng vi rút HIV không phát hiện được có nghĩa là bạn không có khả năng truyền vi rút đó cho ai nhưng bạn vẫn có thể bị nhiễm hoặc truyền các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho người khác.

Trên thực tế, nhiễm STIs rất phổ biến trong nhóm những người có HIV, nhất là (và ngày càng tăng) trong nhóm đồng tính nam. Nhưng phần lớn các bệnh này đều dễ phát hiện và dễ điều trị. Điều tích cực là do có người không đi khám và điều trị, nhiều STIs có thể trở nên nghiêm trọng, ví dụ như vi rút HPV/sùi mào gà có thể là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư ở những người ở HIV.

Hiện có rất nhiều thông tin và lời khuyên cho những người có HIV về cách phòng tránh và điều trị STIs, cho dù bạn là đồng tính nam, phụ nữ hoặc bất kỳ một giới tính nào.

10. Không nên sử dụng đồ uống có cồn và ma tuý

Nghiện chất và HIV có một mối quan hệ gần gũi và lâu dài. Tìm ra cách để phá vỡ mối quan hệ này có thể rất khó khăn đối với người có HIV. Trang web thebody.com có nhiều câu chuyện dành cho và do chính những người có HIV viết. Họ là những người đã trải qua việc sử dụng ma tuý. Chúng ta cũng có một chuyên gia là người đã trả lời rất nhiều câu hỏi về chất có cồn, ma tuý đá hay poppers và cần sa hay còn nhiều chủ đề khác nữa.

Có một số nhân tố có thể làm giảm thời gian sống và chất lượng sống của một người có HIV cũng giống như việc sử dụng ma tuý hoặc dùng nhiều chất có cồn. Mặt khác, việc vượt qua nó có thể làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của bạn (cũng như cuộc sống của bạn bè và những người thân yêu của mình)

Hiện có rất nhiều thông tin về cách tìm kiến sự hỗ trợ để cai nghiện cũng như cách sử dụng nó một cách an toàn nếu bạn tiêm chích ma tuý. Đối với những người trong cộng đồng nam đồng tính hoặc nhóm dị tính có sử dụng ma tuý đá, trang web tweaker.org cung cấp những thông tin không mang tính phán xét cũng như những nguồn lực giúp giảm tác hại và tìm kiếm sự hỗ trợ.

Bài báo này được đăng tải trên thebody.com