
Đương đầu với HIV: Sức khoẻ tâm thần
Tổng quan
Nếu bạn được chẩn đoán đã nhiễm HIV, thì sức khoẻ thể chất không phải là vấn đề duy nhất bạn phải đối mặt. Bên cạnh những câu chuyện liên quan đến thể chất thì sức khoẻ tinh thần cũng sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực như trầm cảm và lo âu. Sức khoẻ tâm thần được đề cập một cách tổng quát hơn, bao gồm tâm trạng, cảm xúc và hành vi của một con người.
Rất nhiều người quá đỗi ngạc nhiên khi biết rằng họ đã nhiễm HIV. Trong số đó cảm thấy choáng ngợp bởi những thay đổi mà họ sẽ cần phải thực hiện trong cuộc sống tương lai. Những phản ứng kịch liệt, dữ dội đó khá tự nhiên khi bạn nhận được kết quả dương tính, chúng bao gồm sợ hãi, giận dữ, và một cảm giác bị chôn vùi. Thông thường, mọi người sẽ cảm thấy bất lực, buồn rầu và lo lắng về căn bệnh này.
Những điều bạn cần ghi nhớ về cảm xúc của bạn:
+ Bạn có thể cảm giác bất cứ điều gì, bạn có quyền được làm như thế
+ Không có chuyện “Sai” hay “Đúng” trong cảm xúc, vì cảm xúc đơn thuần chỉ là cảm xúc
+ Những cảm xúc ấy chỉ nhất thời, nó tự đến và cũng tự ra đi
+ Bạn có nhiều cách lựa chọn để đối mặt và giải quyết những cảm xúc đó.
Có rất nhiểu điều bạn có thể đối phó với những cảm xúc khi bạn nhiễm HIV. Những điều tiếp theo là những cảm xúc thường thấy liên quan đến việc chẩn đoán nhiễm HIV và những lời gợi ý dưới đây có thể giúp bạn đối phó với chúng. Có thể bạn đã trải qua một vài cảm xúc này, hoặc tất cả hoặc là chưa bao giờ và có thể bạn đã trải qua chúng trong nhiều thời điểm khác nhau.
Cảm giác chối bỏ
Những người khi phát hiện việc bị nhiễm HIV thì họ thường chối bỏ kết quả vì nó không phải là sự thật. Họ luôn tin rằng phương pháp xét nghiệm HIV không chính xác hoặc có sự nhầm lẫn kết quả của một người nào đó, thậm chí họ phủ nhận cả kết quả khẳng định HIV dương tính. Đây là một phản ứng hết sức tự nhiên và bình thường khi nhận một tin tức quá xấu.
Trước tiên, sự chối bỏ này có thể hữu ích, vì nó cho bạn một khoảng thời gian đển làm quen với các kiến thức về sự lây nhiễm. Tuy nhiên, nếu bạn không giải quyết cảm giác này sau đó, thì nó sẽ thật sự nguy hiểm nếu bạn không phòng ngừa sự tái nhiễm HIV hay tìm kiếm, tiếp cận đến những sự hổ trợ cần thiết và điều trị.
Điều quan trọng là bạn nên bộc lộ những cảm xúc của bạn với bác sĩ, nhà trị liệu hoặc ai đó mà bạn tin tưởng. Nó thực sự rất quan trọng vì khi bạn chia sẻ với ai đó nghĩa là bạn có thể bắt đầu nhận được sự quan tâm chăm sóc và những hổ trợ cần thiết từ họ.
Sự giận dữ.
Sự giận dữ là một cảm xúc tự nhiên và thường xảy ra khi tiếp nhận kết quả HIV dương tính. Nhiều người thật sự điên tiết lên vì làm thế nào họ bị nhiễm HIV hoặc tức giận vì không biết vì sao mình lại nhiễm HIV.
Những cách đối phó với cảm giác giận dữ bao gồm:
+ Nói ra những cảm xúc của bạn với ai đó, như thành viên trong các nhóm hổ trợ cộng đồng, hoặc tư vấn viên, bạn bè hay nhân viên công tác xã hội.
+ Hãy thử một số bài thể dục như làm vườn, đi bộ hoặc nhảy múa để giảm bớt sự căng thẳng hoặc cảm giác giận dữ mà bạn đang trải qua.
+ Tránh xa những tình huống liên quan đến những người, địa điểm và những sự kiện là nguyên nhân làm bạn cảm thấy giận dữ và căng thẳng. Việc sử dụng ma tuý và bia rượu khi bạn nóng giận có thể nguy hiểm cho bản thân và dẫn đến những xung đột hoặc bạo lực mà bạn không mong muốn xảy ra.
Buồn bã hoặc trầm cảm
Khi bạn nhận được chẩn đoán mình đã nhiễm HIV thì buồn bã là một cảm xúc hết sức bình thường, tự nhiên. Nếu nỗi buồn của bạn không giảm đi hay biến mất mà trở nên tồi tệ hơn thì bạn hãy liên hệ với bác sĩ hoặc ai đó mà bạn tin tưởng. Vì bạn có thể bị trầm cảm.
Những dấu hiệu của trầm cảm bao gồm những điều sau đây, đặc biệt nếu nó kéo dài hơn 2 tuần:
+ Cảm thấy buồn bã, lo âu, cáu kỉnh hoặc mất hi vọng
+ Tăng hoặc giảm cân
+ Ngủ nhiều hoặc ít hơn bình thường
+ Di chuyển chậm hơn bình thường hoặc cảm thấy đứng ngồi không yên
+ Không còn hứng thú với những việc bạn cảm thấy yêu thích.
+ Luôn cảm thấy mệt mỏi
+ Cảm thấy mình không còn giá trị hoặc cảm thấy tội lỗi
+ Cảm thấy khó tập trung
+ Nghĩ về cái chết và muốn buông bỏ mọi thứ
+ Không cảm thấy ham muốn hay không thích tình dục nữa.
Để đối phó với những triệu chứng này, bạn có thể cần:
+ Nói chuyện với bác sĩ về việc điều trị trầm cảm như liệu pháp tâm lý hay thuốc men
+ Tham gia vào các nhóm hổ trợ cộng đồng
+ Trò chuyện với những nguời hổ trợ, như các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè.
Nếu tâm trạng của bạn không ổn định hoặc tình trạng trầm cảm trở nên nghiêm trọng, hoặc bạn có ý định tự tử, bạn hãy gọi đến bác sĩ của bạn ngay lập tức để nhận được sự giúp đỡ.
Tìm kiếm liệu pháp chữa trị trầm cảm tốn khá nhiều thời gian, cũng như việc hồi phục. Nếu bạn nghĩ bạn đang bị trầm cảm, đừng mất đi hi vọng. Thay vào đó, hãy nói chuyện với chuyên gia trị liệu và tìm kiếm sự giúp đỡ cho tình trạng trầm cảm của mình.
Sợ hãi và lo âu
Sợ hãi và lo âu có thể xuất phát từ những điều bạn không có đầy đủ thông tin hoặc kiến thức sau khi nhận kết quả chẩn đoán HIV dương tính, hoặc từ việc hoang mang không biết những người xung quan sẽ đối xử với bạn ra sao khi họ biết tình trạng nhiễm của bạn. Ngoài ra, bạn cũng lo lắng, sợ hãi khi tiết lộ tình trạng nhiễm của mình cho mọi người như bạn bè, người thân trong gia đình, và những người khác...
Sợ hãi có thể làm tim bạn đập nhanh hơn hoặc làm cho bạn khó ngủ. Lo âu làm cho bạn cảm thấy hồi hộp hay lo lắng. Sợ hãi và lo âu có thể làm cơ thể vã mồ hôi, chóng mặt hoặc thở gấp.
Những cách để điều chỉnh cảm giác sợ hãi và lo âu bao gồm:
+ Tìm hiểu thêm các thông tin về HIV. Truyền nhiễm HIV là một căn bệnh có thể điều trị được và những người nhiễm HIV có thể sống lâu, khoẻ mạnh nếu bạn tìm kiếm những thông tin sự y tế và cách thức chăm sóc bản thân. Thuốc điều trị HIV hiện nay đã có thể dung nạp tốt hơn và nhìn chung thì nó không làm thay đổi cơ thể nhiều như những liệu pháp điều trị trong quá khứ.
+ Những thắc mắc, lo lắng của bạn đảm bảo được bác sĩ trả lời
+ Tâm sự cùng bạn bè, người thân trong gia đình và những nhân viên y tế.
+ Tham gia vào các nhóm hổ trợ cộng đồng
+ Giúp đỡ những người khác có cùng hoàn cảnh, như việc làm tình nguyện viên tại các tổ chức, dịch vụ về HIV. Điều này có thể truyền thêm sức mạnh cho bạn và giảm lo lắng, sợ hãi
+ Nói chuyện với bác sĩ về thuốc rối loạn lo âu nếu bạn cảm giác đó không giảm đi hoặc mọi thứ trở nên tệ hơn.
Căng thẳng
Nếu bạn nhiễm HIV, bạn và những người thân yêu của bạn sẽ liên tục đối phó với căng thẳng. Mỗi người sẽ có một kiểu biểu hiện của căng thẳng khác nhau, nó mang tính đặc trưng của từng cá nhân. Khi bạn đang căng thẳng, điều quan trọng ở đây là bạn phải nhận ra mình đang căng thẳng và tìm cách quản lý nó. Một vài cách bạn có thể đảm đương đã được liệt kê bên dưới. Khi bạn có thêm những hiểu biết về sự ảnh hưởng của căng thẳng lên cơ thể bạn thế nào, bạn sẽ tự vạch ra những giải pháp để đối phó với nó.
+ Tham gia các hoạt động thể chất. Khi bạn lo lắng, giận dữ hay điên tiết, hãy thử tập thể dục hoặc những hình thức vận động cơ thể. Đi bộ, Yoga và làm vườn là một trong những giải pháp có thể giúp bạn giải toả được sự căng thẳng của mình.
+ Chăm sóc bản thân. Chắc chắn rằng bạn nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ. Nếu bạn đang bực tức vì mất ngủ hoặc nếu bạn không ăn uống đúng cách bạn sẽ không đủ sức khoẻ để xử lý được trong các tình huống căng thẳng. Nếu căng thẳng làm bạn mất ngủ thì bạn nên đến bác sĩ để được sự giúp đỡ cần thiết.
+ Hãy nói về sự căng thẳng của bạn. Nghĩa là hãy tâm sự cùng ai đó về những mối bận tâm, lo lắng của bạn. Nếu bạn có thể tâm sự với bạn bè, người thân trong gia đình, tư vấn viên hoặc nhân viên y tế.
+ Cứ để nó tuôn trào. Khóc oà có thể giảm nhẹ đi mối lo âu của bạn, và thậm chí nó có thể chống lại một cơn nhức đầu hay một vấn đề thể chất nào đó. Hít thở sâu cũng có thể giải toả được sự căng thẳng.
Giảm trí nhớ do AIDS
HIV/AIDS và những loại thuốc điều trị HIV có thể ảnh hưởng đến não bộ của bạn. Khi HIV nhiễm vào não, nó có thể gây ra tình trạng gọi là tình trạng giảm trí nhớ do AIDS (ADC). Những triệu chứng có thể bao gồm:
+ Hay quên
+ Hay nhầm lẫn
+ Khó tập trung
+ Nói lắp
+ Thay đổi đột ngột tâm trạng hoặc hành vi
+ Đau, mỏi cơ
+ Vụng về
Nếu bạn nghĩ răng mình đang rơi vào tình trạng suy giảm trí nhớ do AIDS:
+ Đừng lo lắng mà hãy nói với bác sĩ những gì mà bạn thấy có gì đó không đúng. Những triệu chứng ban đầu có thể khó phát hiện, và hãy nói với nhân viên y tế về mối lo lắng của bạn để hổ trợ họ trong việc chẩn đoán và điều trị sớm.
+ Luôn mang theo giấy note bên mình để bạn có thể viết ra chi tiết về những triệu chứng khi chúng xuất hiện. Thông tin này có thể giúp cho bác sĩ của bạn trong quá trình chẩn đoán và điều trị.
+ Xây dựng những nguồn lực hổ trợ có thể như bạn bè, gia đình và nhân viên y tế. Mặc dù có thể điều trị thành công tình trạng suy giảm trí nhớ do AIDS nhưng bạn sẽ mất khá nhiều thời gian.
Những mẹo cần thiết
Những cảm xúc, phản ứng cảm xúc khi bạn tiếp nhận thông tin chẩn đoán dương tính với HIV như lo âu, giận dữ, trầm cảm là điều hết sức tự nhiên và bình thường. Những cảm xúc này không tồn tại mãi mãi. Như đã đề cập phía trên, có rất nhiều điều mà bạn có thể giúp đỡ chính mình trong việc quản lý những cảm xúc đó khi cần thiết. Ở đây chỉ là một vài điều tóm tắt lại như:
+ Hãy nói chuyện với bác sĩ, bạn bè, người thân trong gia đình hoặc những người có thể hổ trợ bạn về những gì bạn đang trải qua.
+ Hãy tìm kiếm những hoạt động có thể làm dịu đi căng thẳng như thể dục thể thao hoặc làm những công việc bạn yêu thích.
+ Cố gắng ngủ đủ giấc mỗi đêm sẽ giúp bạn thư giãn.
+ Học hỏi những phương pháp thư giãn như thiền, yoga, hay hít thở sâu.
+ Hạn chế sử dụng các loại chất kích thích như caffein, nicotine, bia rượu, ma tuý mà bạn đang sử dụng.
+ Ăn nhiều bữa, đầy đủ dinh dưỡng.
+ Tham gia vào các nhóm hổ trợ cộng đồng
Những nhóm hổ trợ cộng đồng là nơi mang lại cho bạn một không gian để bạn có thể nói những cảm xúc của bản thân, bạn có thể giúp đỡ những người khác, và có thêm những thông tin mới nhất về HIV/AIDS. Hãy tìm kiếm danh sách các nhóm cộng đồng tại nơi mà bạn đang sinh sống để bạn được cung cấp những sự hổ trợ hữu ích.
Có nhiều cách thức chăm sóc sức khoẻ tinh thần của bạn từ các dạng khác nhau như tâm lý trị liệu hoặc dùng thuốc. Sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp chung với nhau miễn sao nó có thể xử lý những cảm xúc tiêu cực mà đang phải đối mặt. Trị liệu tâm lý có thể giúp bạn giải toả cảm xúc tốt hơn và tìm ra những cách thức giải quyết vấn đề hợp lý. Thuốc men cũng có thể giúp bạn vượt qua sự lo âu cũng như chứng trầm cảm.
Nguồn: http://hivinsite.ucsf.edu/